COVID-19 giai đoạn 2: Có nên thu tiền ăn của người bị cách ly?

22/03/2020 15:41

Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho rằng do số người bị cách ly y tế ngày càng đông nên đã đến lúc Việt Nam cần yêu cầu những người bị cách ly phải chi trả tiền ăn hằng ngày

Hiện tại, dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, số lượng người Việt Nam ở nước ngoài trở về ngày càng nhiều, số người bị cách ly đang ngày càng tăng lên. Thực trạng này đặt gánh nặng lớn cho ngân sách Nhà nước. Nhiều chuyên gia khẳng định đã đến lúc Việt Nam nên thu tiền ăn đối với người bị cách ly.


Theo quy định của pháp luật thì người bị cách ly và bị điều trị do nghi nhiệm và nhiễm bệnh COVID-19 chị được miễn phí xét nghiệm, tiền thuốc, tiền các chi phí điều trị, nhà nước chi trả các khoản tiền thăm khám, điều trị nhưng không được chi trả tiền ăn...

Về vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 cũng như quy định tại Thông tư số 32/2012/TT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Tài chính, khi công dân Việt Nam bị cách ly y tế, thuộc trường hợp phải cách ly cũng như những công dân bị nhiễm bệnh truyền nhiễm loại A (như virus SARS-COV-2), thì pháp luật Việt Nam quy định sẽ được miễn chi phí đi lại, chi phí thăm khám, chi phí xét nghiệm, chi phí thuốc, vật tư y tế, chi phí khám chữa bệnh.

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 32/2012/TT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Tài chính, chế độ đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế gồm:

Được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập do cơ quan có thẩm quyền ban hành khi phát hiện, điều trị các bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

Được cấp không thu tiền: nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế theo định mức sử dụng cho người bị cách ly y tế do Bộ Y tế ban hành.

Được miễn chi phí di chuyển từ nhà (đối với trường hợp đang thực hiện cách ly y tế tại nhà nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm phải thực hiện cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh), từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế hoặc từ cơ sở cách ly y tế này đến cơ sở cách ly y tế khác theo quyết định của người có thẩm quyền.

Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được cơ sở thực hiện cách ly y tế cung cấp bữa ăn theo yêu cầu, phù hợp với khả năng của cơ sở thực hiện cách ly y tế. Chi phí tiền ăn do người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tự chi trả. Trường hợp người bị cách ly y tế là người thuộc hộ nghèo theo quy định thì được hỗ trợ tiền ăn theo mức 40.000 đồng/ngày trong thời gian cách ly y tế.

Tuy nhiên, đối với khoản tiền ăn hàng ngày của người bị cách ly, hoặc người đang được điều trị thì người được điều trị và người bị cách ly sẽ phải chi trả. Khẩu phần ăn được cung cấp theo yêu cầu, phù hợp với khả năng của cơ sở thực hiện cách ly y tế.

Trường hợp người bị cách ly y tế là người thuộc hộ nghèo theo quy định thì được hỗ trợ miễn phí tiền ăn theo mức 40.000 đồng/ngày trong thời gian cách ly y tế.

Tuy nhiên với chính sách nhân đạo, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên từ khi dịch bệnh xảy ra đến nay hầu hết tất cả các tỉnh trong cả nước đều lấy từ nguồn kinh phí địa phương, nguồn ngân sách nhà nước ra để chi trả cho tất cả các khoản chi phí cách ly, điều trị bao gồm cả tiền ăn gây khó khăn, tốn kém tiền của cho ngân sách nhà nước.

Trên thực tế, từ khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra đến nay, các địa phương trên cả nước đều hỗ trợ mọi chi phí, kể cả chi phí ăn uống cho người cách ly. Tuy nhiên, nếu lượng người cách ly hoặc người nhiễm virus SARS-COV-2 tiếp tục gia tăng sẽ trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

“Với những người có khả năng chi trả, tôi nghĩ họ nên tự mình chi trả tiền ăn trong quá trình cách ly cũng như trong quá trình điều trị, để Nhà nước dành tiền chi trả cho những người khó khăn hơn hoặc dùng vào việc mua sắm trang thiết bị vật tư y tế, phục vụ lại việc phòng, chống dịch bệnh. Điều này vừa thể hiện trách nhiệm cũng là thể hiện nghĩa vụ của công dân đối với cộng đồng và xã hội”, luật sư Đặng Văn Cường nói.

Hiện nay, Chính phủ đã kêu gọi người dân quyên góp, ủng hộ quỹ chống dịch để chi trả cho các khoản tiền phát sinh này và tăng nguồn ngân sách chống dịch bệnh.

Bởi vậy, ông Cường cho rằng đồng thời với việc huy động lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân trong việc bổ sung ngân sách vào quỹ chống dịch bệnh thì cũng cần tính toán đến câu chuyện áp dụng các quy định của pháp luật về việc chi trả tiền ăn trong quá trình cách ly và điều trị bệnh đối với tất cả các công dân trừ một trường hợp duy nhất là người nghèo thì sẽ được miễn phí tiền ăn theo quy định của pháp luật, mỗi ngày sẽ được trợ cấp 40.000 đồng để chi trả tiền ăn.

Còn đối với các công dân khác, đặc biệt là Việt kiều từ nước ngoài thì hoàn toàn có thể chi trả tiền ăn hằng ngày, bình thường không bị bệnh thì ai cũng phải chi phí cho khoản tiền ăn này. Bởi vậy, không lý do gì nhà nước cứ mãi phải chi trả một khoản tiền mà pháp luật không quy định.

EVFTA – cơ hội mới với Việt Nam giữa thách thức COVID-19 EVFTA – cơ hội mới với Việt Nam giữa thách thức COVID-19

Giữa lúc đại dịch COVID-19 đang lan rộng, thách thức tính bền vững của các chuỗi giá trị toàn cầu, mà nền kinh tế Việt Nam là một mắt khâu, thì việc EVFTA được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn,...

Nguồn enternews.vn

Bạn đang đọc bài viết "COVID-19 giai đoạn 2: Có nên thu tiền ăn của người bị cách ly?" tại chuyên mục Giới thiệu Doanh nghiệp.

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của Công ty Cổ phần Truyền thông Đời sống và Phát triển và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Công ty phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://propr.vn/ theo ĐKKD 0108933403 của Sở KH & ĐT Hà Nôi và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.