1. Bệnh về đường hô hấp
Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết lạnh, hanh khô hay ẩm thấp. Trong khi đó, người cao tuổi hệ miễn dịch kém nên khi thời tiết thay đổi rất dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn,... Khi mắc các bệnh này, người cao tuổi thường có các biểu hiện như ho, có đờm, khò khè, sốt,...
Để ngăn ngừa bệnh lý đường hô hấp ở người cao tuổi cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, giữ ấm khi trời lạnh. Bên cạnh đó, phòng ngủ phải thông thoáng, ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Đặc biệt, người già nên kiêng tuyệt đối rượu bia, thuốc lá, thuốc lào để phòng ngừa bệnh hô hấp hiệu quả.
Khi có các dấu hiệu của bệnh cần sớm đi thăm khám và ăn uống, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Hãy tham khảo người ốm ăn gì nhanh khỏi để lên thực đơn khoa học, phù hợp giúp người cao tuổi tăng cường sức khỏe, sớm khỏi bệnh.
Ăn uống đủ chất là một trong những phương pháp hiệu quả để phòng tránh bệnh đường hô hấp cho người cao tuổi
2. Bệnh cứng khớp, khó vận động
Các hệ thống cơ, xương khớp của người cao tuổi bị lão hóa và suy giảm chức năng. Chính vì vậy, người già dễ mắc bệnh cứng khớp, khô khớp, khó vận động. Tình trạng này là do các khớp không tiết đủ các chất nhờn bôi trơn, để các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối có thể vận động như bình thường. Dấu hiệu điển hình là người già khó có thể cầm đũa bát, đau khớp đi lại khó khăn
Để giảm thiểu mức độ bệnh cứng khớp, khô khớp người cao tuổi nên thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao hoặc đi lại, tránh nằm hay ngồi quá lâu một chỗ. Khi cơ thể vận động, đặc biệt là vào buổi sáng các màng hoạt dịch sẽ được tái kích hoạt và tiết dịch bôi trơn nhiều hơn để các khớp linh hoạt, dẻo dai.
3. Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương ở người cao tuổi là bệnh lý do quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi các cơ quan bị lão hóa sẽ khiến tình trạng hấp thụ canxi, các chất dinh dưỡng để nuôi xương bị giảm sút, khiến cấu trúc xương bị suy yếu. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, ít vận động cũng khiến người già dễ bị loãng xương. Hay các bệnh lý mãn tính như bệnh thận (tăng đào thải canxi), bệnh nội tiết như tuyến giáp, tiểu đường (người bệnh phải dùng thuốc và làm suy yếu chức năng hấp thụ canxi) cũng gây nên căn bệnh này.
Loãng xương ở người cao tuổi là khó tránh khỏi, để làm giảm mức độ bệnh, người cao tuổi nên có chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ khoa học. Các thực phẩm tốt cho cơ xương như sữa, trứng, các loại đậu, hải sản, rau chân vịt,...cần được bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Đặc biệt, người cao tuổi nên uống thêm từ 2 - 3 ly sữa Nutricare Bone - Dinh dưỡng phòng chống loãng xương, cải thiện sụn khớp của thương hiệu Nutricare uy tín để giảm thiểu những cơn đau xương hiệu quả.
Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng nên duy trì chế độ vận động, tập luyện phù hợp và thường xuyên để tốt cho tim mạch, tiêu hóa và tác động tích cực lên hệ thống xương khớp. Các bài tập đơn giản mà hiệu quả như đi bộ, thái cực quyền, dưỡng sinh,... để tăng thời gian hoạt động ngoài trời, sẽ giúp chống thoái hóa, tăng cường hoạt động của các tế bào sinh xương và tăng cường sự hấp thu canxi vào cơ thể.
Chắc xương, dẻo khớp với 2 - 3 ly sữa Nutricare Bone mỗi ngày
4. Đột quỵ não
Khi tuổi cao, hệ mạch giảm độ đàn hồi, dẫn đến tình trạng xơ vữa mạch máu và gây nên bệnh đột quỵ não. Người bệnh sẽ đột nhiên bị choáng váng, ngã quỵ, giảm ý thức và có thể bất tỉnh, thậm chí bại liệt người. Người cao tuổi thường phát bệnh đột quỵ não vào buổi chiều tối và đêm.
Để tránh bệnh đột quỵ não, người già nên chủ động phòng bệnh, kiểm soát tốt huyết áp, bệnh tiểu đường và xét nghiệm mỡ máu thường xuyên. Khi vào mùa đông, người cao tuổi nên vận động trong nhà, tránh ra ngoài lúc sáng sớm và trời tối. Đồng thời, người già nên giữ ấm cơ thể, phòng ngủ ấm áp, thông thoáng. Về chế độ ăn, người cao tuổi nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế muối, ít đường, ít dầu mỡ và tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
Người cao tuổi dễ bị đột quỵ não và cần chủ động phòng bệnh từ xa để hạn chế bệnh lý nguy hiểm này
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin tham khảo hữu ích về những bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Các bệnh lý này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và đời sống hàng ngày của người già. Để duy trì thể trạng, sức khỏe tốt người cao tuổi nên ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và thường xuyên tập luyện. Chúc các bậc cao niên luôn sống vui, sống khỏe.
Để tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng, sản phẩm sữa giúp người cao tuổi tăng cường sức đề kháng, bạn hãy liên hệ tới số hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage https://www.facebook.com/giamasuong để được tư vấn ngay lập tức!