Tại sao khởi nghiệp thường thất bại?

06/03/2020 14:28

Cụm từ “khởi nghiệp” không còn xa lạ trong xã hội ngày nay, không chỉ là một trào lưu, đây còn là cách thức mà thế hệ trẻ lựa chọn để thể hiện tầm nhìn, ước mơ, cũng như mong muốn tạo sự thay đổi.

Nhiều nhà khởi nghiệp trẻ đã gặt hái được thành công chỉ từ những ý tưởng kinh doanh đơn giản, thiết thực đối với xã hội, con người. Nhưng đó chỉ là bề nổi, khi mà những nhà khởi nghiệp đều cho rằng họ đã ít nhất vài lần thất bại, thậm chí có người còn phá sản chỉ để duy trì “đứa con tinh thần” ấy. Một phần nguyên nhân đến từ việc chưa hiểu vấn đề hoặc quá nôn nóng muốn thành công nhanh mà họ nhiều khi phải trả cái giá rất đắt.

 Ngày nay, số lượng nhà khởi nghiệp rất nhiều nhưng nhìn đâu cũng thấy các công ty khởi nghiệp thất bại. Lý do là:

“Sức quyến rũ” từ một kế hoạch tốt, một chiến lược vững vàng, và nghiên cứu thị trường xuyên suốt. Trước kia, những vấn đề này là kim chỉ nam cho thành công. Người ta cũng bị hấp dẫn bởi việc áp dụng các điều này lên công ty khởi nghiệp. Nhưng việc đó không hiệu quả, vì công ty khởi nghiệp hoạt động với rất nhiều yếu tố bất ổn. Công ty khởi nghiệp chưa biết được khách hàng của họ sẽ là ai, sản phẩm của họ nên như thế nào. Thế giới ngày càng trở nên thiếu chắc chắn, nên việc tiên đoán tương lai ngày càng khó khăn hơn. Các phương pháp quản trị xưa cũ đã không còn thích hợp. Hoạch định và tiên liệu chỉ chính xác khi dựa trên lịch sử lâu dài, cân bằng, trong một môi trường được thống kê khá chuẩn. Các công ty khởi nghiệp hoàn toàn không có được yếu tố đó.

Nhận thấy sự thất bại của quản trị truyền thống. Một số doanh nhân, nhà đầu tư đã đầu hàng và chấp nhận thích nghi với luật chơi “Cứ làm tới đi” (Just do it!) của các công ty khởi nghiệp. Luật chơi này nuôi dưỡng niềm tin rằng nếu quản trị là vấn đề, thì hỗn loạn là đáp án. 

Có thể thấy, thời đại ngày nay là môi trường thuận lợi để giúp việc nhà khởi nghiệp tự tin tạo ra hướng đi riêng cho bản thân. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm những rủi ro. Bởi vì trong thương trường, không có sẵn khuôn mẫu quản trị mạch lạc, chặt chẽ cho những nhà đầu tư rủi ro cấp tiến. Bất chấp sự thiếu thốn phương pháp này, nhiều nhà khởi nghiệp vẫn cố xoay xở để có thể kiếm ra lợi nhuận. Điều này cho thấy bên cạnh thành công chỉ đếm đầu ngón tay là vô vàn những thất bại: những sản phẩm bị lôi khỏi kệ bày bán chỉ ít tuần sau khi ra mắt, những công ty khởi nghiệp tiếng tăm được ca ngợi trên báo chí, truyền hình để rồi bị lãng quên sau vài tháng, những sản phẩm mới cuối cùng chẳng có ai sử dụng. Điều đáng nói là tổn hại kinh tế xảy ra không chỉ với cá nhân các nhân viên, công ty, nhà đầu tư, mà đó còn là hao phí khổng lồ đối với nguồn lực quý giá nhất thời văn minh: thời gian, đam mê, và kỹ năng của con người.

Có lẽ sẽ trái ngược với trực giác thông thường nếu cho rằng một điều bức phá, cấp tiến, hỗn loạn như công ty khởi nghiệp lại có thể được quản lý, hay nói chính xác hơn là phải được quản lý. Hầu hết mọi người nghĩ tới “quy trình” và “quản trị” như những thứ ù lì, đáng chán, trong khi khởi nghiệp là vấn đề nóng bỏng, đầy cuốn hút. Nhưng điều thực sự đáng phấn khởi là trông thấy các công ty khởi nghiệp thành công và thay đổi thế giới. Niềm say mê, năng lượng, cùng tầm nhìn mà mọi người mang tới cho các vụ đầu tư rủi ro mới này là những tài nguyên cực kỳ quý giá, không nên lãng phí.

Ngân hàng đưa nguồn vốn giá rẻ đến các doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp Ngân hàng đưa nguồn vốn giá rẻ đến các doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp

Ngày 11/2, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Lễ ký Hợp đồng khung cho vay gián tiếp giữa Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF) và Ngân hàng Sài Gòn – Hà...

Nguồn enternews.vn

Bạn đang đọc bài viết "Tại sao khởi nghiệp thường thất bại?" tại chuyên mục KINH DOANH.

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của Công ty Cổ phần Truyền thông Đời sống và Phát triển và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Công ty phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://propr.vn/ theo ĐKKD 0108933403 của Sở KH & ĐT Hà Nôi và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.