Theo ghi nhận của PV vào chiều 11/0, tức gần một tháng sau khi thả, đàn cá Koi (cá chép Nhật Bản) vẫn sống khỏe mạnh tại khu vực thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano - Bioreactor của Nhật Bản. Đàn cá lặn xuống sâu, thỉnh thoảng mới có con ngoi lên mặt nước.
Một bảo vệ của Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) - đơn vị lắp đặt công nghệ Nano Nhật Bản tại sông Tô Lịch cho hay, gần một tháng nay, đàn cá bơi khỏe, không còn hiện tượng chết như trước. Bảo vệ cũng hạn chế người dân tiếp cận khu thả cá.
Các chuyên gia thả cá Koi xuống khu vực bể chứa nước thải sông Tô Lịch được xử lý bằng công nghệ Nhật Bản vào ngày 16/9.
Tại khu vực thí điểm công nghệ Nhật Bản, Công ty JVE cho lắp thêm 2 camera để theo dõi đàn cá. Ngoài ra, công ty còn lắp mái che tránh nắng mưa, lưới bảo vệ, bổ sung máy sục khí, tăng cường bảo vệ trông coi để đảm bảo an toàn cho đàn cá .
Đại diện Công ty JVE cho biết, vì công nghệ Nano - Bioreactor tạo ra nhiều oxy nên cá Koi không cần ngoi lên, muốn cá ngoi lên bơi tung tăng chỉ cần cho ăn là cá nổi ngay,
"Từ hôm thả đến giờ cá vẫn sống khỏe, không có hiện tượng chết thêm con nào", vị đại diện Công ty JVE cho hay.
Công ty JVE lắp thêm 2 camera để theo dõi đàn cá.
Như VTC News đưa tin, sáng 16/9, Công ty JVE thả 50 con cá Koi, 50 con cá vàng Việt Nam xuống bể nước sau xử lý trên sông Tô Lịch.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty JVE, việc thả cá này sẽ chứng minh nước sau xử lý bằng công nghệ Nano có các chỉ số như oxy hòa tan trong nước, mức độ ô nhiễm, các vi sinh vật có lợi đều nằm trong mức tốt, đảm bảo sinh vật như cá phát triển.
Tuy nhiên, đến sáng 18/9, 2 ngày sau khi được thả xuống sông Tô Lịch, con cá Koi đầu tiên phát hiện đã chết, nổi lên trên mặt nước.
Công ty JVE nghi ngờ có kẻ phá hoại, có dấu hiệu đầu độc nên nhờ chuyên gia thủy sản vào cuộc để tìm hiểu nguyên nhân
Theo VTC News