Giấy vệ sinh "cháy" hàng
Đại dịch COVID-19 lan rộng đã khiến các nước châu Âu rơi vào khủng hoảng giấy vệ sinh. Người dân đổ xô đi tích trữ, kệ hàng luôn trong tình trạng trống trơn.
Tại Úc, để chuẩn bị trước nguy cơ đại dịch, người dân đất nước này đã được khuyến nghị dự trữ đủ thực phẩm và thuốc men trong nhà cho ít nhất 2 tuần và đảm bảo điều kiện vệ sinh tương tự như những tình huống buộc phải ở trong nhà trong thời gian dài như cháy rừng, lũ lụt.
Do đó, ngoài kệ bán hàng thực phẩm, thuốc men thì tại nhiều siêu thị ở Sydney, kệ hàng giấy vệ sinh cũng… trống rỗng khi người dân Úc tranh nhau mua mặt hàng này để dự trữ.
Giấy vệ sinh được người dân tại các nước châu Âu thu gom khá nhiều.
Đáng nói, hình ảnh này không chỉ xuất hiện tại Úc mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Leo Lucier - một người dân tại Canada ngày 13/3 đã quay lại cảnh mua sắm tại một siêu thị và đăng tải video này lên trang Facebook cá nhân.
Đoạn video cho thấy, người dân đang xếp hàng dài tại siêu thị với những chiếc xe đẩy chất đầy giấy vệ sinh, nước đóng chai và thức ăn dự trữ. Nhiều kệ hàng trong siêu thị đã trở nên trống rỗng.
Tại Hồng Hồng Kông, trường hợp “cướp” hy hữu đã xảy ra với mặt hàng giấy vệ sinh khiến cả thế giới… bàng hoàng.
Theo đó, 3 người đàn ông cầm dao, đội mũ lưỡi trai và đeo mặt nạ, đã đe dọa1 tài xế đang giao giấy vệ sinh đến một siêu thị ở khu Mong Mong. 50 gói giấy vệ sinh, tương đương 600 cuộn, đã bị cướp đi bằng xe đẩy.
Giấy vệ sinh sau đó được tìm thấy được cất giấu trong một nhà khách gần đó, nơi cảnh sát đã bắt giữ 2 nghi phạm, trong khi 1 người vẫn còn bỏ trốn.
Tại Anh, “đại chiến” giấy vệ sinh đang nổ ra khắp các siêu thị tại đất nước này.
Khi những kệ hàng siêu thị... toang sạch, vài người khác bắt đầu rao bán giấy vệ sinh trên eBay. Một số khác tiếp tục “vay mượn” từ các quán rượu, nhà thờ, bệnh viện hay thậm chí là nhà người quen…
Đối diện với những kệ hàng trống rỗng đáng báo động trong cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh, nhiều nhà bình luận còn miêu tả giấy vệ sinh đang trở thành một loại tiền tệ mới còn giá trị hơn cả… vàng.
Đâu là nguyên nhân khủng hoảng giấy vệ sinh?
Giấy vệ sinh dĩ nhiên là một mặt hàng thiết yếu trong gia đình, nhưng có một số lý do khác khiến mọi người đổ xô đi mua.
Theo một số nhà phân tích thị trường, sự bùng phát dịch Covid-19 đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, một trong các nguồn cung giấy vệ sinh quan trọng nhất thế giới.
Điều đó khiến cho nhiều nơi lo sợ về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung, nhưng các chuyên gia cho rằng không cần phải lo lắng.
Người dân cuống cuồng "hốt sạch" giấy vệ sinh tại kệ hàng.
“Chỉ có khoảng 40% giấy vệ ở Úc được nhập từ Trung Quốc, phần còn lại được sản xuất trong nước. Các nhà sản xuất giấy vệ sinh hàng đầu tại Úc, như Kleenex và Solaris Paper, cũng cho biết nguồn cung giấy vệ sinh vẫn còn”. Tim Woods - một nhà phân tích thị trường cho biết.
Một nguyên nhân nữa, theo các nhà phân tích thị trường, đó là vì trước đó có thông tin giấy vệ sinh có thể được dùng để làm khẩu trang tạm thời.
Và trong khi cung khẩu trang không đủ cầu thì việc mua tích trữ giấy vệ sinh vừa để dùng vừa để làm khẩu trang tạm thời cũng là điều dễ hiểu.
Cũng có một số người cho rằng, cơn khủng hoảng giấy vệ sinh xuất phát từ "lý thuyết trò chơi": Nếu mọi người chỉ mua đủ hàng hóa họ cần, tình trạng khan hàng không xảy ra.
Nếu một số bắt đầu hoảng loạn gom hàng, số khác cho rằng chiến lược tối ưu là làm theo để đảm bảo có đủ lượng dự trữ cần thiết.
Tuy nhiên, lý thuyết trên không giải thích triệt để nguyên nhân cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh.
Mặt hàng này không giúp mọi người tránh được nCoV và cũng không quan trọng bằng những nhu yếu phẩm khác như mì gói hay thực phẩm đóng hộp.
Nhưng điều này cũng không giải thích được một cách đầy đủ - giấy vệ sinh không thể cứu bạn khỏi sự lây nhiễm và chúng ta cũng chẳng thấy có cơn sốt tích trữ tương tự đối với các mặt hàng chủ chốt khác như thực phẩm đóng hộp - điều mà rõ ràng là cần thiết.
“Tôi nghĩ nó bị gắn vào những hình ảnh gây ấn tượng trên mạng xã hội, vì rõ ràng là các gói hàng là khá đặc trưng và nó trở nên có liên quan trong tâm trí mỗi người như một biểu tượng của sự an toàn”, Steven Taylor, tác giả của cuốn “The Psychology of Pandemics” (tạm dịch là “Tâm lý học của các Đại dịch”) nói với AFP.
“Con người ta cảm thấy cần làm gì đó để khiến bản thân và gia đình an toàn, vì còn điều gì khác mà họ còn có thể làm ngoài việc rửa tay và tự cô lập chính mình?”, Taylor, giáo sư tâm thần học tại Đại học Brishtish Columbia, nói.
Một giả thuyết khác mà Taylor đặt ra có gốc rễ từ sự ác cảm đối với những thứ khiến chúng ta cảm thấy ghê tởm, đặc biệt là khi ai đó cảm thấy bị đe dọa với việc nhiễm bệnh.
“Và vì thế, tôi nghĩ đây cũng là một lý do họ đổ xô đi mua giấy vệ sinh vì điều đó là một cách để tránh sự ghê tởm”, ông nói.
Trong khi các nhà kinh tế học cũng cho rằng mọi người có thể tìm cách loại bỏ một mối hiểm họa theo cách tương đối dễ dàng và hời hợt hơn là làm điều gì đó đáng làm để giảm thiểu các mối rủi ro một cách nhiều nhất có thể.
Điều này còn được biết đến với “khuynh hướng rủi ro bằng 0”.
“Suy đoán của tôi là chúng ta muốn có cảm giác kiểm soát được mọi thứ và phải hạn chế hầu bao”, theo Farasat Bokhari - một nhà kinh tế học tại Đại học East Anglia ở Anh.
“Vì thế chúng ta sẽ đi mua những thứ có giá rẻ mà chúng ta có thể mua để có thể tích trữ với suy nghĩ rằng, trước sau gì chúng ta cũng sẽ dùng đến nó”, ông nói.
Các công ty dốc toàn lực sản xuất... giấy vệ sinh
Theo CNN Business, các công ty sản xuất giấy đang cố gắng điều chỉnh để đáp ứng đủ nguồn cung. Họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều cơ sở sản xuất vận hành 24/7, nhân viên làm việc hết công suất.
"Tôi thực sự không thể giải thích được tại sao mọi người mua nhiều giấy vệ sinh như vậy. Điều này có thể khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn”, Tom Sellars, CEO cơ sở sản xuất giấy tại Milwaukee, Wisconsin, Mỹ cho biết.
Georgia-Pacific, một trong những nhà sản xuất khăn giấy, bột giấy hàng đầu thế giới, cho biết, đơn đặt hàng từ các nhà bán lẻ đã tăng gần gấp đôi chỉ trong một tuần. Công ty phải tăng công suất làm việc lên hơn 20% so với bình thường.
Ngành công nghiệp giấy đang nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Heidi Brock, CEO của Hiệp hội Giấy & Lâm nghiệp Mỹ (AFPA) cho biết, ngành công nghiệp giấy đang nỗ lực để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến từ thị trường. Nhưng điều đó không dễ dàng cho các nhà máy.
Giấy vệ sinh được làm từ bột giấy nguyên chất tinh chế từ gỗ hoặc bột giấy tái chế. Bột giấy nguyên chất thường nhập khẩu từ Canada và Mỹ.
Nguyên liệu được chuyển đến nhà máy giấy để sản xuất thành những cuộn giấy lớn gọi là "cuộn chủ" rộng khoảng 250cm. Các cơ sở nhập cuộn chủ về và chuyển đổi thành các loại giấy thông thường.
"Chúng tôi nhập cuộn lớn từ các nhà máy, sau đó cắt và đóng gói thành các sản phẩm như giấy vệ sinh, giấy ăn, khăn bếp,... tùy thuộc vào chất lượng của giấy", Tom Sellars nói.
"Các nhà máy đều hoạt động 24/7 và làm việc với công suất tối đa", Sellars nói.
"Tôi cho rằng, các nhà bán lẻ đang bán lượng hàng tồn kho sẵn có trong khi chờ đợi lô hàng mới từ nhà sản xuất", ông nhận định.
Đối với nhà sản xuất, việc tăng sản lượng một cách gấp rút là không khả thi. Thay vào đó, họ có thể hiệu chỉnh việc phân bổ các loại sản phẩm. “Ví dụ, cắt sản lượng của khăn giấy, khăn bếp,... và dốc toàn lực vào giấy vệ sinh”, Sellars cho biết.
Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Kimberly-Clark (KMB), sở hữu 2 thương hiệu giấy vệ sinh Scott và Cottonelle, cho biết họ đang tiến hành đẩy nhanh sản xuất và phân bổ hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu hiện tại.
"Chúng tôi muốn đảm bảo với người tiêu dùng rằng chúng tôi đang cố gắng hết sức để đáp ứng nguồn cung cho thị trường, và sẽ tiếp tục điều chỉnh khi cần thiết", KMB nói với CNN Business.
Trong khi đó, một số nhà phân phối đưa ra phương án rút ngắn quy trình bằng cách vận chuyển trực tiếp từ nhà máy đến các điểm bán lẻ nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.
Nhu cầu về giấy vệ sinh Marcal từ khách hàng bán lẻ tăng hơn 25%, ông nói. "Công ty đang vận hành 24/7. Có rất nhiều thứ cần phải làm để đáp ứng sự gia tăng nhu cầu này, vì chúng tôi không có nhân sự dư thừa”.
Baron cho biết, Marcal chưa có thêm khách hàng mới tại thời điểm này. "Chúng tôi phải chăm sóc các khách hàng dài hạn hiện tại và đảm bảo cung cấp đủ cho họ trước".
Một lo lắng lớn khác là việc người dân dự trữ giấy vệ sinh, có thể làm ảnh hưởng đến doanh số của các nhà sản xuất.
"Họ đã mua rất nhiều giấy vệ sinh và có thể sẽ không có nhu cầu mua thêm trong vòng 3-4 tháng nữa. Nó có thể khiến các nhà sản xuất lao đao”, Baron nói.