Cổ phiếu ngân hàng nào “miễn nhiễm” COVID-19?

02/03/2020 23:21

Dù dịch COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng nhiều cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục tăng điểm tích cực.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tăng giá bất chấp dịch COVID-19 Kết thúc phiên giao dịch ngày (28/2), chỉ số VN-Index dừng tại 882,19 điểm, giảm gần 100 điểm so với đầu năm. Theo đó, mức vốn hoá của thị trường mất đi gần 18 tỷ USD. Đặc biệt, mức giảm trong tháng 2 vừa qua được ghi nhận là mạnh nhất của chỉ số VN-Index kể từ tháng 10/2018 tới nay (VN-Index giảm 10,06% trong tháng 10/2018).

 

Với tháng giảm điểm vừa qua, VN-Index cũng ghi nhận chuỗi 4 tháng giảm liên tiếp, kéo dài từ tháng 11/2019 tới nay. Các nhóm cổ phiếu hàng không, dệt may, thuỷ sản, dịch vụ du lịch, khách sạn sụt giảm mạnh do dịch bệnh. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt là SHB, ACB, VPB, CTG, VIB, STB không chỉ “miễn nhiễm” với dịch cúm, mà còn làm trụ đỡ cho thị trường.
Chẳng hạn khi VN-Index ở mức 991 điểm thì giá cổ phiếu SHB là 6.400 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên khi chỉ số này lùi về 891 điểm thì cổ phiếu SHB còn tăng giá mạnh lên 9.600 đồng/cổ phiếu. Hay như cổ phiếu CTG, khi chỉ số VN-Index vùng 991 điểm thì CTG chỉ có giá 25.600 đồng/cổ phiếu nhưng khi chỉ số này lùi sâu về 891 điểm thì CTG tăng giá lên 25.750 đồng/cổ phiếu. 

Ông Nguyễn Hữu Thành- Nhà đầu tư sàn VPBS cho biết, các nhóm cổ phiếu ngân hàng gần như như "miễn nhiễm" với dịch COVID-19. Nhiều nhà đầu tư đã thắng lợi khi sở hữu danh mục liên quan đến nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Có lẽ trong nhóm cổ phiếu ngân hàng nói trên, cổ phiếu VPB của VPBank tăng mạnh nhất khi tăng từ khoảng 23.000đ/cp lên 27.200 đồng/cp khi VN-Index lùi sâu về 891 điểm. Sở dĩ cổ phiếu này tăng mạnh trong thời gian qua là do VPBank trở thành ngân hàng cổ phần thứ hai hoàn thành 3 trụ cột Basel II và tiếp tục có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch cúm.

Theo ước tính của VPBank, tổng số khách hàng bị tác động trong đợt dịch bệnh này lên tới gần 1.000 doanh nghiệp và sẽ gia tăng nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp. Cụ thể, trong danh mục khách hàng của VPBank, những doanh nghiệp được đánh giá sẽ chịu tác động lớn từ COVID-19 gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi; Lưu trú, tour du lịch, nhà hàng – ăn uống; đại lý du lịch; các dịch vụ đặt chỗ (đặc biệt tại các tỉnh về du lịch như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang ); các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc như nông, thủy sản; Các khách hàng mà nguồn nguyên liệu nhập khẩu chính là từ Trung Quốc… Những doanh nghiệp này sẽ được VPBank hỗ trợ giảm lãi suất cho vay tới 1,5%/năm đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm và giảm tới 1,0%/năm đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm.

Theo các chuyên gia Công ty Chứng khoám MBS, dù dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nhưng phản ứng trên thị trường lại cho thấy có sự “đề kháng” mạnh của nhóm cổ phiếu ngân hàng với dịch cúm. Thay vì bán bán tháo, các nhà đầu tư lại tìm đến nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, không phải cổ phiếu ngân hàng nào cũng tăng giá trong thời gian tới. Do đó, các nhà đầu tư nên lựa chọn cổ phiếu ngân hàng chưa tăng giá mạnh, có dư địa tăng trưởng tín dụng cao và đặc biệt hoàn thành các chỉ tiêu sạch nợ xấu theo các tiêu chí của Basel II... Khi thị trường phục hồi, nhóm cổ phiếu này sẽ bứt phá mạnh.

Nguồn enternews.vn

Bạn đang đọc bài viết "Cổ phiếu ngân hàng nào “miễn nhiễm” COVID-19?" tại chuyên mục SẢN PHẨM - DỊCH VỤ.

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của Công ty Cổ phần Truyền thông Đời sống và Phát triển và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Công ty phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://propr.vn/ theo ĐKKD 0108933403 của Sở KH & ĐT Hà Nôi và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.