Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Toàn quốc thông báo: có 64.686 trẻ em dưới 5 tuổi được điều trị tại các khoa cấp cứu của Hoa Kỳ vì thương tích liên quan đến sản phẩm chăm sóc cá nhân trong giai đoạn từ năm 2002 - 2016. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Lâm sàng Nhi khoa cho thấy hầu hết thương tích từ loại sản phẩm này xảy ra khi trẻ nuốt sản phẩm (75,7%) hoặc sản phẩm tiếp xúc với da, mắt của trẻ (19,3%).
Các nhà nghiên cứu cho biết, những loại tiêu hóa và phơi nhiễm bất ngờ này thường dẫn đến ngộ độc (86,2%) hoặc bỏng hóa chất (13,8%).
“Trẻ ở độ tuổi dưới 5 hầu như không thể đọc được, vì vậy chúng không biết mình đang nhìn gì. Chúng thấy một cái chai có nhãn sặc sỡ hoặc mùi giống như thứ gì đó có thể ăn hoặc uống được, vì vậy chúng cố gắng mở nó ra và thử một ngụm", Rebecca McAdams, nghiên cứu viên cao cấp tại Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia cho biết.
"Khi trẻ em đưa vào cơ thể nước tẩy sơn móng tay thay vì nước trái cây, hoặc kem dưỡng da thay vì sữa chua, chấn thương nghiêm trọng có thể xảy ra", McAdams nói.
Ba loại sản phẩm hàng đầu dẫn đến chấn thương là sản phẩm chăm sóc móng (28,3%), sản phẩm chăm sóc tóc (27,0%) và sản phẩm chăm sóc da (25,0%), tiếp theo là sản phẩm nước hoa (12,7%).
Nước tẩy sơn móng tay là sản phẩm riêng lẻ dẫn đến số lần đến phòng cấp cứu nhiều nhất (17,3% trong tất cả các chấn thương). Trong số các chấn thương nghiêm trọng cần nhập viện, hơn một nửa là từ các sản phẩm chăm sóc tóc (52,4%) với thuốc thư giãn tóc và các giải pháp chăm sóc tóc vĩnh viễn dẫn đến số lần nhập viện nhiều hơn tất cả các sản phẩm khác.
Ngoài ra, mối quan tâm ở đây là sự dễ dàng tiếp cập vào các sản phẩm này, các nhà nghiên cứu cho biết. "Trẻ em xem cha mẹ sử dụng những vật dụng này và có thể cố gắng bắt chước hành vi của họ. Vì những sản phẩm này thường được lưu trữ ở những nơi dễ tiếp cận và thường không có trong các hộp đựng chống trẻ em, trẻ em có thể dễ dàng mở và uống dung dịch trong các chai, lọ", McAdams nói.
"Vì các sản phẩm này hiện không bắt buộc phải có bao bì chống trẻ em, điều quan trọng là cha mẹ phải cất chúng ngay lập tức sau khi sử dụng, tốt nhất là trong loại tủ có khóa hoặc chốt.
"Những bước đơn giản này có thể ngăn ngừa nhiều thương tích và các chuyến đi không kì vọng đến khoa cấp cứu", cô nói. Các nhà nghiên cứu cũng đề nghị các bác sĩ nhi khoa thảo luận về các hướng dẫn lưu trữ an toàn đến cha mẹ trong các lần thăm khám sức khỏe cho trẻ em.
Huy Hoàng