Lan kiếm Vị Hoàng

07/12/2020 09:23

Vị Hoàng là cây kiếm hầu như phải có trong vườn của mỗi kiếm thủ, dù là người mới chơi hay nghệ nhân, lão làng. Nó không quá hiếm, cũng không quá nhiều giá trị, nhưng vẫn đẹp toàn diện, đủ khác biệt với bao cây kiếm khác. Một cây kiếm dễ trồng, dễ hoa.

Vị Hoàng là cây kiếm hầu như phải có trong vườn của mỗi kiếm thủ, dù là người mới chơi hay nghệ nhân, lão làng. Nó không quá hiếm, cũng không quá nhiều giá trị, nhưng vẫn đẹp toàn diện, đủ khác biệt với bao cây kiếm khác. Một cây kiếm dễ trồng, dễ hoa. Hai thùy đầu lá xanh sạch. Bẹ lá nhiều gân, bản lá vừa phải (thường 5cm đổ lại) không dầy nhưng khá cứng, vươn không oằn èo. Cần hoa xanh, thẳng, phân hoa đều. Mặt hoa với ba cánh đài sạch sẽ, hai cánh tràng còn vương vấn chút hơi đồng nơi gốc và chót cánh, thùy giữa của lưỡi vươn ra có viền trắng và các chấm hoa văn đa dạng sắc thái, hai thùy bên của lưỡi đượm mầu mắm làm bệ đỡ cho trụ nhụy vàng óng. Chính cái trụ nhụy sạch, vàng rực rỡ là điểm nhấn làm nên tên tuổi của Vị Hoàng, dù các chi tiết khác nhất là cái lưỡi mỗi lần đơm hoa có thể biến thiên ít nhiều.

Ảnh minh họa nguồn Internet

Cách đây khoảng chục năm cây kiếm được mang tên Thùy trơn, với ám chỉ của người đặt tên cho vẻ đặc trưng của cái trụ nhụy đó. Cái tên Thùy trơn, dù đã được chấp nhận rộng rãi như một tên riêng, nhưng có gì đó sai sai về mặt “vật” học, vì trong một cây kiếm lá cứng chỉ có 3 thùy lưỡi hoa và 2 thùy đầu lá tù không bằng nhau được gọi là “thùy”. Bởi vậy, tác giả của cái tên Thùy trơn đã cải lại tên gọi là Vị Hoàng từ cuối năm 2017, như một động thái chuộc lỗi với cây hảo kiếm. Cái tên Vị Hoàng bay cao từ đó. Còn trong dân gian, người dân cứ đơn giản gọi là kiếm vàng chanh, một số cụ cao niên tấm tắc gọi kiếm Hoàng bào, bởi màu vàng sáng thanh cao trên toàn khuôn hoa vượt trội so với các mảng màu sẫm, cộng với mùi thơm dịu nhẹ, tạo khác biệt so với những bông kiếm còn đậm màu da đồng hay màu mắm khác.

Vị Hoàng nổi lên ở đất thành Nam, dù nơi ấy không có rừng. Chẳng biết gốc gác ở đâu (có thể từ đất Lào, vì một số cụ ở thành Nam còn gọi là kiếm Lào), chỉ biết các bậc cao niên ở thành Nam đã chơi cây kiếm này từ hồi còn trẻ, chí ít cũng vài chục năm về trước. Thế mới biết, dân Nam Định có cốt cách rất riêng, vẫn nâng niu chậu kiếm Vị Hoàng từ cái thuở dân Bắc Kỳ chỉ chuộng địa lan truyền thống, một cái gì đó rất Tàu. Bởi vậy, Vị Hoàng mang hồn Việt mới được gìn giữ và có cơ hội tỏa sáng trong hai ba năm trở lại đây, khi phong trào chơi kiếm lá cứng nở rộ trên cả nước.

Gọi Vị Hoàng là cây kiếm QUỐC DÂN không chỉ vì nó vừa đủ đẹp, vừa đủ túi tiền các kiếm thủ, vừa đủ dễ chơi, mà còn vì nó là chứng nhân cho những thay đổi của thời cuộc. Bởi Vị Hoàng nguyên thủy là tên một con sông đào ở đất Nam Định từ thời nhà Trần, bị bồi lấp dần bởi cả con người và thiên nhiên. Cụ Tú Xương đã từng cảm thán trong bài thơ Sông Lấp: “Sông kia rày đã lên đồng. Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai. Vẳng nghe tiếng ếch bên tai. Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”. Thi nhân nghe tiếng ếch văng vẳng bên tai mà xao xuyến trong lòng, như thấy đồng vọng đâu đây tiếng gọi đò thao thiết. Hình ảnh một con sông quê với tiếng gọi đò trong đêm đã chìm vào quá khứ, giờ bỗng nhiên trỗi dậy trong tâm tưởng, khua lên xao xác những hồi cố ngọt ngào …

Rồi phố phường mọc lên, người tứ phương về đông đúc. Sự chuyển biến ấy kéo theo bao vấn nạn của xã hội, khiến cụ Tú Xương lại phải thốt lên một lần nữa trong bài thơ trào phúng Đất Vị Hoàng: “Có đất nào như đất ấy không? Phố phường tiếp giáp với bờ sông. Nhà kia lỗi phép con khinh bố. Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng. Keo cú người đâu như cứt sắt. Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng. Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh. Có đất nào như đất ấy không?”.

Vị Hoàng nổi lên ở đất thành Nam, dù nơi ấy không có rừng. Chẳng biết gốc gác ở đâu (có thể từ đất Lào, vì một số cụ ở thành Nam còn gọi là kiếm Lào), chỉ biết các bậc cao niên ở thành Nam đã chơi cây kiếm này từ hồi còn trẻ, chí ít cũng vài chục năm về trước. Thế mới biết, dân Nam Định có cốt cách rất riêng, vẫn nâng niu chậu kiếm Vị Hoàng từ cái thuở dân Bắc Kỳ chỉ chuộng địa lan truyền thống, một cái gì đó rất Tàu. Bởi vậy, Vị Hoàng mang hồn Việt mới được gìn giữ và có cơ hội tỏa sáng trong hai ba năm trở lại đây, khi phong trào chơi kiếm lá cứng nở rộ trên cả nước.

Gọi Vị Hoàng là cây kiếm QUỐC DÂN không chỉ vì nó vừa đủ đẹp, vừa đủ túi tiền các kiếm thủ, vừa đủ dễ chơi, mà còn vì nó là chứng nhân cho những thay đổi của thời cuộc. Bởi Vị Hoàng nguyên thủy là tên một con sông đào ở đất Nam Định từ thời nhà Trần, bị bồi lấp dần bởi cả con người và thiên nhiên. Cụ Tú Xương đã từng cảm thán trong bài thơ Sông Lấp: “Sông kia rày đã lên đồng. Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai. Vẳng nghe tiếng ếch bên tai. Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”. Thi nhân nghe tiếng ếch văng vẳng bên tai mà xao xuyến trong lòng, như thấy đồng vọng đâu đây tiếng gọi đò thao thiết. Hình ảnh một con sông quê với tiếng gọi đò trong đêm đã chìm vào quá khứ, giờ bỗng nhiên trỗi dậy trong tâm tưởng, khua lên xao xác những hồi cố ngọt ngào …

Rồi phố phường mọc lên, người tứ phương về đông đúc. Sự chuyển biến ấy kéo theo bao vấn nạn của xã hội, khiến cụ Tú Xương lại phải thốt lên một lần nữa trong bài thơ trào phúng Đất Vị Hoàng: “Có đất nào như đất ấy không? Phố phường tiếp giáp với bờ sông. Nhà kia lỗi phép con khinh bố. Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng. Keo cú người đâu như cứt sắt. Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng. Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh. Có đất nào như đất ấy không?”.

 

Kim Thu
Nguồn http://www.vuonhoalan.net/?tab=detailnews&tin=1466&title=lan-kiem-vi-hoang

Bạn đang đọc bài viết "Lan kiếm Vị Hoàng" tại chuyên mục Hoa Lan.

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của Công ty Cổ phần Truyền thông Đời sống và Phát triển và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Công ty phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://propr.vn/ theo ĐKKD 0108933403 của Sở KH & ĐT Hà Nôi và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.