Theo Đài ABC (Úc), mới đây chính thức được công nhận là loài lan mới ở Úc sau nhiều năm nghiên cứu.
Ảnh minh họa nguồn Internet
Trước đó vào năm 2016, Maree Elliott - một nhà khoa học về hưu - trong một lần vào Vườn quốc gia Barrington Tops (Úc) tìm nấm lạ đã phát hiện Rhizanthella speciosa.
"Nó nằm dưới một đống lá khô. Ban đầu tôi không biết là gì, có phải nấm không? Nó rất nhỏ, màu trắng hồng, trông như bông hoa đã nở một nửa", bà Elliott nói.
Elliott lập tức đánh dấu và tiến hành nghiên cứu. Sau 4 năm, các chuyên gia chính thức xác nhận Rhizanthella speciosa hoàn toàn mới và là một trong những loài lan hiếm nhất thế giới.
Hơn 4 năm nay, Elliott cùng một vài người trong nhóm nghiên cứu luôn giữ bí mật về những nơi đã tìm thấy Rhizanthella speciosa trong Vườn quốc gia Barrington Tops rộng lớn.
Ảnh minh họa nguồn Internet
Theo bà, lan mới nằm trong danh sách những loài đang gặp nguy hiểm cần được bảo vệ khẩn cấp nên giữ "tuyệt mật" là cần thiết.
"Người ta có thể đến và làm hại lan nên trách nhiệm của chúng tôi là bảo vệ chúng", Elliott nói. Nhờ vậy, ngoài những tay săn trộm, Rhizanthella speciosa sẽ được "bình yên" trước dòng người tò mò đến tìm xem, hạn chế khả năng vô tình bị giẫm đạp hay phá vỡ môi trường sống.
Rhizanthella speciosa nằm trong nhóm lan Rhizanthella chuyên sinh sống sát mặt đất, lần đầu được phát hiện năm 1928.
Mark Clements - Cơ quan lưu trữ thực vật quốc gia ở Canberra (Úc) - cho biết những thông tin cơ bản về loài lan mới Rhizanthella speciosa đã được ghi nhận trong Tạp chí Nghiên cứu hoa lan toàn cầu.
Ảnh minh họa nguồn Internet
"Đây chắc hẳn là loài lan đặc biệt nhất. Bảo tồn loài lan này góp phần giữ gìn sự đa dạng sinh học cho địa phương", Clements nói.
Đa phần loài lan thuộc nhóm Rhizanthella này thường dành cả đời dưới lòng đất. Thậm chí, nhiều khi hoa của chúng cũng nở trong lòng đất.
Vì thiếu chất diệp lục nên không thể tổng hợp năng lượng từ ánh sáng như hầu hết cây cối khác, lan Rhizanthella thường chọn sống ký sinh. Chúng hút chất dinh dưỡng từ rễ của cây bụi nhờ liên kết với nhiều loài nấm gần đó.
Với loài Rhizanthella speciosa, ước tính hiện tại chỉ có trên dưới 50 cây. Do đó, một trong những mục tiêu khác ngoài "bảo mật" nơi sống của Rhizanthella speciosa là tìm thêm những cây khác trong tự nhiên.
Ảnh minh họa nguồn Internet
Để dễ tìm kiếm, nhóm của Elliott đã huấn luyện một số chú chó hỗ trợ đánh hơi hoa lan. "Kết quả thật bất ngờ, chó giúp chúng tôi phát hiện những nơi khả năng cao có lan. Đến nay, chúng đã giúp tìm thấy gần 40 cây Rhizanthella speciosa", Elliott nói.