Ai “chống lưng” cho hàng loạt công trình sai phạm tại “thủ phủ” Hà Giang?

30/10/2019 08:52

Sông Lô TP Hà Giang đang bị hàng loạt các công trình xây dựng “khủng” lấn chiếm một cách bất hợp pháp. Đình đám nhất có lẽ là tổ hợp khách sạn của công ty thủy điện Thanh Thủy (khách sạn Phonenix), công ty Đông Á, công ty ga Đông Tùng...

Hà Giang đang trở thành tâm bão dư luận khi hàng loạt các công trình vi phạm nghiêm trọng luật xây dựng, luật môi trường. Các công trình như khu dừng nghỉ Mã Pì Lèng, khu tâm linh Lũng Cú....Cao Nguyên Đá thì sai phạm “hoành tráng” như vậy còn tại “thủ phủ” Hà Giang, “trào lưu” xâm lấn sông Lô của một số công ty lớn cũng diễn ra khá bài bản. Và như có một “phép màu”, các công trình này đều đã và đang đi vào hoạt động bất chấp dư luận và luật pháp.

Dòng sông Lô vốn hiền hòa uốn lượn bao bọc lấy “thủ phủ” Hà Giang nay bị băm chặt khiến dòng chảy bị thay đổi hoàn toàn, sẽ là cực kỳ nguy hiểm khi mùa mưa lũ đang cận kề. Người dân nơi đây thì xì xào bàn luận: Nếu không có những ông lớn bà lớn chống lưng thì làm sao các cty này dám xây dựng lấn chiếm sông Lô như vậy?.

Câu chuyện về khách sạn Phoenix chưa kịp lắng xuống bởi những sai phạm chất chồng khi khách sạn này lấn chiếm hàng ngàn m2 sông Lô để xây dựng kinh doanh. Trong khi chính quyền tỉnh Hà Giang cũng chưa thể trả lời dư luận vì sao không thể xử lý doanh nghiệp này theo đúng trình tự pháp luật thì ngày bên cạnh khách sạn Phonenix là công trình tổ hợp của công ty TNHHSX và Thương mại Đông Á do bà Hà Thị Hồng Hải làm chủ cũng mọc lên và cũng có hình thức “xâm lấn” sông Lô chẳng hề kém cạnh khách sạn Phonenix?.

Chưa cần bán tới những phép tắc trong quá trình xây dựng của cty Đông Á nhưng chỉ việc “đề nghị” chính quyền cho đổ vật liệu ra phía sau sông Lô khi nào xong công trình doanh nghiệp sẽ múc vật liệu đi đã thấy sự vô lý. Chẳng lẽ bài học của khách sạn lớn nhất Hà Giang là Phoenix lấn chiếm sông Lô vẫn chưa là bài học nhãn tiền đối với các cấp lãnh đạo tỉnh Hà Giang?

Mà ngẫm cũng lạ, tại địa phương, khi doanh nghiệp đề nghị đổ vật liệu lấn sông Lô chính quyền cũng gật đầu đồng ý?. Nói như chủ tịch UBND Phường Nguyễn Trãi, ông Đỗ Văn Anh thì chủ công trình có đề nghị UBND phường được đổ vật liệu và phường đồng ý với điều kiện khi nào xong công trình cty sẽ múc hết vật liệu đi?. Câu chuyện lạ lùng có một không hai này chắc chỉ xuất hiện tại tỉnh Hà Giang.

Ông Đỗ Văn Anh thì khẳng định: “Nếu doanh nghiệp không múc đất đi phía chính quyền sẽ có biện pháp cưỡng chế...?”. Điều này không khác gì câu chuyện “cháy xong nhà mới dập lửa”. Dư luận cho rằng công trình xong liệu cty có trả lại nổi sự nguyên vẹn của dòng sông Lô hay không?.

Thời điểm hiện tại là thời điểm, cty Đông Á đang cấp tốc hoàn thành công trình cho kịp tiến độ, vật liệu bừa bãi, các biện pháp bảo vệ an toàn xây dựng sơ sài nhưng cũng chẳng thấy bóng dáng của các cơ quan chức năng.

Trở lại vấn đề lấn chiếm sông Lô của cty Đông Á tại TP Hà Giang, nhóm PV đã đặt lịch làm việc với nhiều Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh Hà Giang nhưng cho đến nay vẫn chưa có cơ quan nào có câu trả lời thỏa đáng.

Về phía UBND TP Hà Giang khi PV đặt lịch làm việc với CVP UBND TP Hà Giang và được hứa hẹn sẽ trình lãnh đạo về các nội dung làm việc nhưng hơn một tuần trôi qua phía UBND TP Hà Giang vẫn “bặt vô âm tín”.

Cùng thời điểm trên PV gọi điện cho ông Hoàng Văn Nhu, Giám đốc Sở TNMT tỉnh Hà Giang để tìm hiểu về công trình của cty Đông Á, tìm hiểu đánh giá tác động môi trường khi công trình này đưa vào sử dụng và việc lấn chiếm sông Lô có ảnh hưởng thế nào đối với dòng chảy sông Lô như thế nào thì ông Nhu báo bận và cho rằng nội dung tìm hiểu cần qua Sở xây dựng tỉnh Hà Giang.

Một tin tức khác chúng tôi ghi nhận được, chủ công trình do Tôn Đông Á đang xây dựng là em gái của vị Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Việc này cũng chính ông Đỗ Văn Anh chủ tịch UBND phường Nguyễn Trãi khẳng định : “ Tổ hợp công trình Đông Á, xây sau khách sạn Phoenix, công trình này là của em gái Phó chủ tịch tỉnh”.

Không thể phủ nhận rằng Hà Giang là một tỉnh nghèo, việc kêu gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, việc “hợp thức hóa” tràn lan cho các công trình xây dựng vô tình đã trở thành một “vấn nạn” thực sự tại tỉnh này. Và dư luận có quyền hoài nghi về việc có một sự “chống lưng” nhất định của một số quan chức tại tỉnh này cho những sai phạm này.

Có thể khẳng định, xảy ra vấn đề xây dựng trái phép tràn lan tại tỉnh Hà Giang nói chung và khu vực sông Lô nói riêng bị băm nát như hiện nay trách nhiệm chính vẫn thuộc về phía UBND tỉnh Hà Giang và các đơn vị liên quan. Nếu như tỉnh Hà Giang không có các “chế tài” xử lý nghiêm khắc những cá nhân sai phạm thì việc hình thành “nhóm lợi ích” tại tỉnh này là không thể tránh khỏi.

PV

Bạn đang đọc bài viết " Ai “chống lưng” cho hàng loạt công trình sai phạm tại “thủ phủ” Hà Giang?" tại chuyên mục TRUYỀN THÔNG.

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của Công ty Cổ phần Truyền thông Đời sống và Phát triển và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Công ty phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://propr.vn/ theo ĐKKD 0108933403 của Sở KH & ĐT Hà Nôi và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.