thị trường du lịch
Tranh thủ quảng bá hình ảnh đẹp để hút khách
Vừa khởi động kích cầu du lịch nội địa chưa bao lâu, ngành du lịch buộc phải tính xa tới các giải pháp thu hút khách quốc tế sau đại dịch Covid-19. Một trong những gợi mở từ các chuyên gia quốc tế là tranh thủ hình ảnh đẹp của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch.
Hà Nội chưa mở cửa du lịch quốc tế nhằm ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu đẩy mạnh hoạt động du lịch nội địa. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở Ngoại vụ, Y tế và các đơn vị xúc tiến quảng bá du lịch, chuẩn bị các việc cần thiết để mở cửa đón khách du lịch quốc tế khi điều kiện cho phép, trước hết là từ các nước, vùng lãnh thổ đã kiểm soát tốt dịch bệnh, được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập cảnh.
Ngành Du lịch lên kế hoạch đón khách quốc tế: Lấy lại sức bật
Nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19, Việt Nam đang gây ấn tượng mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế. Các chuyên gia dự báo, khi thế giới hết dịch, Việt Nam sẽ là một trong những điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới, thu hút đông đảo du khách quốc tế. Thời điểm này, ngành Du lịch đang tăng cường khâu quảng bá, khẳng định sự an toàn của các điểm đến, để nhanh chóng lấy lại sức bật, sẵn sàng các kế hoạch đón khách quốc tế.
Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”: Du lịch phục hồi, người dân lợi
Hoạt động du lịch nội địa tuy mới bắt đầu hoạt động trở lại nhưng đã khá sôi động khi nhiều doanh nghiệp du lịch giới thiệu những sản phẩm kích cầu với mức giá giảm sâu. Tuy nhiên, để chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” có tính bền vững, phát triển ổn định thị trường du lịch nội địa, ngành Du lịch cần có kế hoạch dài hơi hơn, trong đó không thể thiếu những cái “bắt tay” chặt hơn của các đơn vị trong việc xây dựng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với tâm lý, sở thích của người Việt Nam.
Kích cầu du lịch nội địa: Người Việt hưởng lợi
Du lịch là ngành đầu tiên rơi vào trạng thái “đóng băng” do dịch Covid-19 nhưng cũng là một trong những ngành phục hồi trước tiên. Các điểm đến, DN du lịch đang nỗ lực tung ra sản phẩm kích cầu giảm giá tới 70%. Giới chuyên môn nhận định, chưa bao giờ các DN đua nhau giảm giá và tăng “chất” như hiện nay. Người hưởng lợi từ các chương trình này chính là du khách Việt.
Kích cầu du lịch: Bài 2 - Doanh nghiệp đồng hành cùng du khách!
Hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, các doanh nghiệp du lịch đưa ra mức giảm khá sâu từ 30-40% giá tour và giảm đến 50% giá dịch vụ.
Giá tour giảm rẻ chưa từng có, gọi nhau xách ba lô đi du lịch
Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” vừa được phát động nhằm kêu gọi người Việt đi du lịch trong nước khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát. Các tour kích cầu du lịch nội địa quy mô toàn quốc sắp được triển khai.
Du lịch hè 2020: "Đổi món" để hút khách nội địa
Với chủ trương tập trung phát triển du lịch nội địa ngay sau khi kiểm soát được dịch Covid-19, nhiều công ty lữ hành đã xây dựng, triển khai những gói sản phẩm hấp dẫn để đón đầu mùa du lịch hè năm nay. Không ít doanh nghiệp du lịch đã “đổi món”, tung ra những gói sản phẩm mới, có mức giá giảm sâu với hy vọng kích thích nhu cầu du lịch của người dân, góp phần giúp thị trường du lịch nhanh chóng phục hồi.
Quảng Nam: Tổng lượt khách lưu trú sau 4 tháng giảm hơn 60% so với cùng kỳ
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, tổng lượt khách lưu trú tại tỉnh Quảng Nam sau 4 tháng đầu năm 2020 giảm hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
[NGÀNH DU LỊCH VƯỢT “BÃO” COVID-19] Thời điểm chuẩn bị cho một "chiến dịch" lớn
Tổng cục Du lịch và Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cần mở một chiến dịch "Tôi an toàn" cho những điểm du lịch an toàn của Việt Nam.
Sớm “phá băng” thị trường du lịch
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hơn 3 tháng nay, ngành Du lịch rơi vào trạng thái “đóng băng”, nhiều hoạt động phải tạm dừng. Trước diễn biến phức tạp của đại dịch, ngành Du lịch đã chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với hy vọng nhanh chóng “phá băng” thị trường, kích cầu ngay khi hết dịch...