Ngày càng có nhiều ngoại hành tinh được phát hiện.
Các ngoại hành tinh là những thiên thể gây khó chịu khi quan sát – một số ngoại hành tinh có kích thước như Sao Hải vương, một số khác lại nhỏ hơn Trái đất. Một số ngoại hành tinh quay xung quanh ngôi sao chủ một vòng hết vài trăm ngày; một số khác lại quay một vòng chỉ hết 24 giờ.
Đây không phải là lần đầu tiên các thuật toán học máy được sử dụng để tìm kiếm các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời. Các trạm quan sát thiên văn rà quét bầu trời hằng đêm và thu thập khá nhiều dữ liệu. Các nhà khoa học sử dụng thuật toán để tóm bắt các tín hiệu lặp đi lặp lại – các tín hiệu có thể chứng tỏ về sự tồn tại của một hành tinh nào đó.
Nếu một thiên thể nào đó “trông có vẻ hứa hẹn”, nó trở thành “ứng viên hành tinh”. Sau đó, “ứng viên” này cần phải được nhận diện rõ ràng bằng các phương pháp khác nhau. Lần đầu tiên, các nhà khoa học sử dụng thuật toán học máy để tự động khẳng định xem một đối tượng thiên văn nào đó có thể là hành tinh hay không.
“Để khẳng định “ứng viên hành tinh”, từ trước tới nay chưa ai sử dụng kỹ thuật học máy. Thay cho phát biểu về những “ứng viên” nào có xác suất lớn để trở thành hành tinh, chúng ta có thể chỉ ra xác suất ấy có giá trị là bao nhiêu.
Ở nơi mà xác suất “ứng viên” không phải là hành tinh có giá trị nhỏ hơn 1%, thì chúng ta khẳng định ở nơi đó chắc chắn phải có hành tinh” – Tiến sĩ David Armstrong ở Khoa Vật lý thuộc ĐH Warwick khẳng định.
Các nhà khoa học cho rằng, có thể sử dụng cách tiếp cận này cùng các phương pháp hiện hành để rà soát các tập hợp dữ liệu lớn. Riêng Kính viễn vọng không gian TESS của NASA đã nhận biết được 1835 “ứng viên hành tinh”. Dự kiến, nó sẽ tìm được khoảng 13.000 “ứng viên”.