Những điểm check-in gần gũi thiên nhiên tại Pleiku

15/12/2020 07:23

Biển Hồ Chè, hồ T'Nưng, núi lửa Chư Đăng Ya là địa điểm du khách có thể mang về những bức ảnh xanh bắt mắt.

Biển Hồ Chè là nơi du khách luôn muốn tìm đến mỗi khi đặt chân xuống Pleiku. Nguồn gốc của cái tên Biển Hồ Chè xuất phát từ việc nơi đây là sự kết hợp giữa hồ nước thuỷ điện và nương chè bạt ngàn. Đây cũng chính là đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai, hình thành vào thế kỷ 20. Đồi chè nằm phía bờ Bắc Biển Hồ cách thành phố Pleiku khoảng 13km. Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc Tonkin

Cái tên Biển Hồ Chè xuất phát từ sự kết hợp giữa hồ nước thuỷ điện và nương chè bạt ngàn. Đây cũng chính là đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai, hình thành vào thế kỷ 20. Đồi chè nằm bờ bắc Biển Hồ cách thành phố Pleiku khoảng 13 km. Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc Tonkin.

Khi đến với đồi chè, du khách có thể đi giữa những con đường mòn nhỏ, hai bên là những hàng chè tầng tầng lớp lớp. Thỉnh thoảng, du khách sẽ bắt gặp những rặn cúc vàng mọc dại hay gặp gỡ người dân đi làm rẫy, đám trẻ con dắt tay nhau đi học đi chơi... Ảnh: tingialai

Khi đến với đồi chè, du khách có thể đi giữa những con đường mòn nhỏ, hai bên là những hàng chè tầng tầng lớp lớp, thỉnh thoảng sẽ bắt gặp những rặn cúc vàng mọc dại hay người dân đi làm rẫy, đám trẻ con dắt tay nhau đi học đi chơi... Ảnh: tingialai

Chùa Minh Thành toạ lạc ở số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, cách thành phố Pleiku tầm 2km. Ngôi chùa tạo ấn tượng bởi lối kiến trúc kết hợp từ chùa Trung Quốc và những ngôi đến Nhật Bản. Ảnh: Paha1205

Chùa Minh Thành toạ lạc ở số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, cách thành phố Pleiku tầm 2 km. Ngôi chùa được xậy dựng bởi lối kiến trúc kết hợp từ chùa Trung Quốc và những ngôi đến Nhật Bản. Ảnh: Paha1205

Kiến trúc của chùa được xây dựng theo một hình thức đơn giản của mạn – đà – la. Vòng tròn tượng trưng cho một đóa sen nở trọn – là căn bản trong vũ trụ luận Mật giáo. Những hoa văn hoạ tiết được chạm khắc ở đây đều dựa trên nền tảng của triết học Mật giáo. Chính nhờ điểm đặc biệt này, chùa Minh Thành không chỉ là nơi dâng hương của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan không thể thiếu của du khách trong nước lẫn nước ngoài khi đến với Pleiku. Ảnh: Kiều Dương

Kiến trúc của chùa được xây dựng theo hình thức mạn – đà – la. Những hoa văn hoạ tiết được chạm khắc ở đây đều dựa trên nền tảng của triết học Mật giáo. Chính nhờ điểm đặc biệt này, chùa Minh Thành không chỉ là nơi dâng hương của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan hút khách trong nước lẫn nước ngoài khi đến với Pleiku. Ảnh: Kiều Dương

Nhắc tới Pleiku không thể không nhắc đến Biển Hồ TNưng như một biểu tượng. Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7km theo hướng Tây Bắc, cái tên TNưng hay còn được gọi là Tơ Nưng hoặc Tơ Nuêng, có nghĩa là biển trên núi, khi có gió to, mặt hồ thường tạo sóng nên mới gọi là Biển Hồ. Ảnh: Phan Nguyên

Hồ T'Nưng (Biển Hồ) như một biểu tượng của Pleiku. Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7 km theo hướng tây bắc, cái tên T'Nưng hay còn được gọi là Tơ Nuêng, có nghĩa là "biển trên núi", khi có gió to, mặt hồ thường tạo sóng nên mới gọi là Biển Hồ. Ảnh: Phan Nguyên

Nơi đây từng là miệng núi lửa, nước hồ xanh ngọc bích thăm thẳm bao quanh là rừng thông bạt ngàn. Con đường dẫn lên hồ T’Nưng với những rặng thông già hai bên, du khách sẽ bắt gặp khung cảnh thiên nhiên hoang sơ vào buổi sáng sớm. Biển Hồ Pleiku đẹp vào mọi thời điểm trong ngày, nhưng đẹp nhất là khoảnh khắc bình minh lên và hoàng hôn buông xuống. Ảnh: Phan Nguyên

Nơi đây từng là miệng núi lửa, nước hồ có màu xanh thẳm bao quanh là rừng thông bạt ngàn. Con đường dẫn lên hồ T'Nưng với những rặng thông già hai bên, du khách sẽ bắt gặp khung cảnh thiên nhiên hoang sơ. Biển Hồ đẹp vào mọi thời điểm trong ngày, nhưng đẹp nhất là khoảnh khắc bình minh lên và hoàng hôn buông xuống. Ảnh: Phan Nguyên

Ngọn núi lửa Chư Đăng Ya lại thu hút du khách bởi nét đẹp hoang sơ, quyến rũ. Theo tiếng đồng bào J’rai, Chư Đăng Ya có nghĩa là củ gừng dại. Đây là một trong những ngọn núi lửa đã từng hoạt động dữ dội ở vùng đất Tây Nguyên cách đây hàng triệu năm. Ảnh: Nguyễn Ngọc Hoà

Ngọn núi lửa Chư Đăng Ya lại thu hút du khách bởi nét đẹp hoang sơ. Theo tiếng đồng bào J'rai, Chư Đăng Ya có nghĩa là củ gừng dại. Đây là một trong những ngọn núi lửa đã từng hoạt động dữ dội ở vùng đất Tây Nguyên cách đây hàng triệu năm. Ảnh: Nguyễn Ngọc Hoà

 

Từ trên cao nhìn xuống, ngọn núi tựa như một cái phễu khổng lồ, miệng núi tròn rỗng mang sắc đỏ màu mỡ đã được những lớp nham thạch tạo nên qua hàng triệu năm lịch sử. Vào tháng 11, hoa dã quỳ sẽ phủ vàng ngọn núi. Đây cũng là thời điểm khách du lịch ghé thăm Chư Đăng Ya nhiều nhất. Ảnh: Đoàn Vinh

Từ trên cao nhìn xuống, ngọn núi tựa như một cái phễu khổng lồ, miệng núi tròn rỗng mang sắc đỏ màu mỡ đã được những lớp nham thạch tạo nên qua hàng triệu năm lịch sử. Vào tháng 11, hoa dã quỳ sẽ phủ vàng ngọn núi. Đây cũng là thời điểm khách du lịch ghé thăm Chư Đăng Ya nhiều nhất. Ảnh: Đoàn Vinh

Thanh Hằng
Nguồn https://vnexpress.net/nhung-diem-check-in-gan-gui-thien-nhien-tai-pleiku-4200339.html

Bạn đang đọc bài viết "Những điểm check-in gần gũi thiên nhiên tại Pleiku" tại chuyên mục Việt Nam - Đất nước - Con người.

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của Công ty Cổ phần Truyền thông Đời sống và Phát triển và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Công ty phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://propr.vn/ theo ĐKKD 0108933403 của Sở KH & ĐT Hà Nôi và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.