Nguyễn Văn Hùng và Triệu Thị Thêm: Người giữ gìn cốt lõi văn hóa di sản UNESCO

28/09/2020 23:30

Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt hay còn được gọi là Nghi lễ Hầu Bóng vẫn còn khá xa lạ với cộng đồng trong nước và trên thế giới. Không những thế, một bộ phận còn đánh đồng Tín ngưỡng Thờ Mẫu với mê tín dị đoan, có rất ít người hiểu được hết những nét tinh hoa, độc đáo, những giá trị văn hóa của dân tộc ẩn sâu bên trong nghi lễ Hầu Bóng.

Hiểu được điều đó, cặp vợ chồng giáo viên trẻ Nguyễn Văn Hùng và Triệu Thị Thêm đã và đang nỗ lực quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. Với mục đích giới thiệu sâu rộng di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Thực hành nghi lễ thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt” đến đông đảo người dân trên khắp cả nước. “Tín ngưỡng thờ mẫu” chủ yếu là Lễ Hầu đồng của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa ngày 1/12/2016, trở thành Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Hầu đồng chính là giá trị của Tín ngưỡng thờ Mẫu, Tam Phủ của người Việt - là văn hóa bản địa, là một bảo tàng sống về văn hóa… thể hiện qua những bài chầu văn, những câu chuyện lịch sử lồng trong hát chầu văn, những điệu múa, trang phục, cách trang trí đền đài.

Nhắc đến Nguyễn Văn Hùng và Triệu Thị Thêm tại Thôn quảng cư xã Tuân Chính huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc không còn xa lạ gì, người dân tại quanh đây hay khách thập phương đều nhắc đến hai vợ chồng  với tình cảm trìu mến. Cặp vợ chồng giáo viên trẻ luôn dành tất cả tâm huyết với học sinh khi tới trường với sự nghiệp “ trồng người”, ngoài giờ dạy học hai vợ chồng lại dành niềm đam mê để nghiên cứu giá trị truyền thống, đưa mọi người lạc vào thế thức tâm linh thần thánh đầy cuốn hút.

Chia sẻ về căn duyên đến với “tín ngưỡng thờ mẫu” một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người con đất Việt và phong thủy khoa học đơn giản đó chỉ là niềm đam mê với tín ngưỡng và văn hóa dân gian. Qua nhiều năm gắn bó với công việc tâm linh hai vợ chồng luôn hướng thiện và giúp đỡ mọi người. Hàng năm, cặp vợ chồng giáo viên trẻ Nguyễn Văn Hùng và Triệu Thị Thêm luôn dành một quỹ thời gian, công sức và tiền bạc của mình để tham gia các công tác an sinh xã hội, giúp đỡ những gia đình nghèo khó, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội.

Trải qua lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu ở người Việt đã phát triển hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ rồi Tứ Phủ. Tam Phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tương ứng với các miền khác nhau trong vũ trụ, đó là: Thiên Phủ (Miền trời), Nhạc Phủ (miền rừng núi) và Thoải Phủ (Miền sông nước). Đứng đầu mỗi phủ là một vị Thánh Mẫu gồm Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Đệ Nhất) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây, mưa, sấm, chớp. Mẫu Thượng Ngàn (Mẫu Đệ Nhị) trông coi miền rừng núi, gắn bó với con người cùng cỏ cây, chim, thú... Còn Mẫu thoải (Mẫu Đệ tam) trông coi các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp. Đến thờ Mẫu Tứ Phủ thì có thêm Địa Phủ đứng đầu là Mẫu Địa Phủ (Mẫu đệ tứ) quản lý vùng đất đai, nguồn gốc cho mọi sự sống.

Tín ngưỡng thờ Mẫu bản địa Việt Nam thờ Mẫu Liễu Hạnh, quan niệm dân gian xem bà là hóa thân, thậm chí đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên vì bà là con gái của Ngọc Hoàng thượng đế. Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện từ thế kỉ XVI nhưng cho đến nay chưa có tài liệu chính xác để khẳng định Tứ phủ có từ bao giờ. Cũng có thể từ Tam phủ chuyển sang Tứ phủ là sự thể hiện tư duy trong dân gian, từ Tam Phủ lên Tứ Phủ cho đầy đủ về vũ trụ. Sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành thần chủ của đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ khiến cho tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta càng phát triển mạnh và nâng lên một trình độ cao hơn, toàn diện hơn.

Thuộc thế hệ những người Việt trẻ tuổi, hai vợ chồng luôn hết lòng sống vì đạo, luôn cho rằng việc kế thừa và phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu là việc làm hàng ngày của tất cả mọi người chứ không chỉ của riêng ai. Hiểu được đạo đã khó, những người con Cha con Mẹ hành đạo và giữ được đúng đạo lại càng khó hơn. Chính bởi thế giữ cho mình một cái “Tâm sáng” luôn là kim chỉ nam sống và hành đạo của cặp vợ chồng giáo viên trẻ Nguyễn Văn Hùng và Triệu Thị Thêm.

Phương Lan

Bạn đang đọc bài viết "Nguyễn Văn Hùng và Triệu Thị Thêm: Người giữ gìn cốt lõi văn hóa di sản UNESCO" tại chuyên mục Truyền thống.

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của Công ty Cổ phần Truyền thông Đời sống và Phát triển và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Công ty phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://propr.vn/ theo ĐKKD 0108933403 của Sở KH & ĐT Hà Nôi và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.