Lễ cắt băng khai mạc sự kiện “Giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên” diễn ra tối ngày 30/10 tại Không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Tại sự kiện, 150 gian hàng sản phẩm OCOP cũng như đặc sản vùng miền của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cùng một số tỉnh bạn trong cả nước đã được giới thiệu tới đông đảo người dân Thủ đô và du khách. Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, sản phẩm OCOP trưng bày tại sự kiện này đều được công nhận từ 3 sao trở lên, là các sản phẩm đăng ký dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020, các sản phẩm đặc sản vùng miền tham gia chương trình OCOP của các địa phương. Đặc biệt, tại khu trung tâm của sự kiện có biểu trưng Cột chủ quyền Quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc và biểu trưng sản phẩm OCOP “Tinh hoa hội tụ” hòa quyện cùng “Không gian văn hóa miền Trung – Tây Nguyên và biển đảo giữa lòng Thủ đô Hà Nội”.
Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới Trung ương Nguyễn Minh Tiến phát biểu khai mạc sự kiện "Giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên”.
Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới Trung ương Nguyễn Minh Tiến bày tỏ tin tưởng và hy vọng các chương trình diễn ra trong khuôn khổ sự kiện sẽ tạo điểm nhấn, khẳng định vị thế, vai trò của sản phẩm OCOP trong nền kinh tế thị trường hiện nay và trong tương lai.
Không chỉ là nơi tham quan, mua sắm, tại đây còn có các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc trưng của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên như biểu diễn văn hóa cồng chiêng, dệt thổ cẩm, trình diễn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ… Tại khu trình diễn văn hóa ẩm thực là các hoạt động mang đậm bản sắc vùng miền như thưởng trà, giới thiệu cà phê Tây Nguyên và các vùng miền trong cả nước. Tại khu biểu trưng sự kiện và trưng bày sinh vật cảnh, Ban Tổ chức bố trí hơn 200 tác phẩm cây cảnh, tổ chức triển lãm ảnh các tác phẩm sinh vật cảnh, mô phỏng kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên…
Không chỉ là nơi tham quan, mua sắm, sự kiện còn có các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc trưng của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên như biểu diễn văn hóa cồng chiêng, dệt thổ cẩm, trình diễn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ…
Biểu diễn những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Biểu diễn văn hóa - nghệ thuật chào mừng sự kiện “Giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên”.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới Trung ương Nguyễn Minh Tiến bày tỏ tin tưởng và hy vọng các chương trình diễn ra trong khuôn khổ sự kiện sẽ tạo điểm nhấn, khẳng định vị thế, vai trò của sản phẩm OCOP trong nền kinh tế thị trường hiện nay và trong tương lai. Là đầu tàu kinh tế cả nước, với tinh thần gắn kết “Hà Nội với cả nước” và “cả nước với Hà Nội”, hàng năm đón 30 triệu khách, trong đó có 7 triệu khách nước ngoài, Hà Nội có trách nhiệm lan tỏa và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP của cả nước.
Tối khai mạc, mặc dù trời mưa nhẹ nhưng khu giới thiệu sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vẫn thu hút đông đảo người dân Thủ đô và du khách tới tham quan, mua sắm.
Tại sự kiện, 150 gian hàng với hàng nghìn sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền thuộc các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cùng một số tỉnh bạn trong cả nước đã được giới thiệu tới đông đảo người dân Thủ đô và du khách.
Sản phẩm tơ lụa Mã Châu (Quảng Nam).
Sản phẩm gạo ST24 - gạo núi lửa buôn Choah (Đắk Nông).
Bánh sữa Trang Viên (huyện Ba Vì, Hà Nội)
Sau lễ khai mạc, các đại biểu cùng đông đảo nhân dân đã tham quan, mua sắm sản phẩm OCOP.
Sau lễ khai mạc, các đại biểu cùng đông đảo nhân dân đã tham quan, mua sắm sản phẩm OCOP.
Sự kiện diễn ra đến hết ngày 02/11.