Vậy để biết đâu là những đặc điểm mà mà một người lịch sự luôn có thì chúng ta cùng khám phá nhé!
1. Nói "Xin vui lòng" và "Cảm ơn"
Nguyên tắc vàng của cách cư xử tốt là nói "làm ơn" và "cảm ơn". Đây là một trong những điều giúp xã hội lịch vận hành một cách trơn tru hơn.
Chúng thường là quy tắc đầu tiên mà ta dạy cho những đứa trẻ, nhưng người lớn lại thường quên sử dụng những câu từ đơn giản này. Hãy nhớ rằng: Không bao giờ quá trễ để thể hiện lòng tốt và lòng biết ơn đối với người khác!
2. Không chạm vào người khác khi chưa được phép
Ngoài một cái bắt tay, những người lịch sự không chạm vào người khác hoặc xâm chiếm không gian của họ. Rất nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu hoặc không được tôn trọng khi những người xa lạ có hành động đụng chạm vào cơ thể mình. Kể cả những người quen biết nhau thì cũng phải tinh tế và hành động có chừng mực để không làm nhũng người xung quanh cảm thấy phiền phức hay thậm chí là bực bội.
3. Không hỏi những câu hỏi cá nhân quá mức
"Đặt câu hỏi cá nhân không phải là cách tiếp cận chính xác để tìm hiểu thêm về ai đó”. Ngay cả khi bạn đang cần biết chi tiết về ai đó, vẫn nên hạn chế các câu hỏi mang tính cá nhân quá mức như “Sống ở đâu? Lương bao nhiêu?...”. Hãy để người khác tự nguyện cung cấp thông tin về bản thân họ. Hầu như mọi người đều sẽ thoải mái chia sẻ về bản thân khi thấy đối phương lịch sự và thân thiện. Ngược lại, họ sẽ nhanh chóng chấm dứt câu chuyện khi cảm thấy người khác tọc mạch, đào sâu những chuyện cá nhân của mình.
4. Biết chấp nhận sửa chữa lỗi lầm
Những người lịch sự không ngại thừa nhận khi họ không biết điều gì đó và sẽ chủ động tìm hiểu, đặt câu hỏi. Thừa nhận lỗi lầm không phải là một hành động yếu đuối mà là một hành động thể hiện sự trung thực và chân thành đối với những người xung quanh.
5. Ngôn ngữ cơ thể phù hợp
Những người lịch sự luôn giữ phong cách, tư thế và cử chỉ phù hợp với lời nói và hoàn cảnh của họ. Điều này có nghĩa là duy trì giao tiếp bằng ánh mắt, giữ thái độ cởi mở, không nghịch điện thoại và tránh nhìn chằm chằm vào người khác.
6. Không buôn chuyện
Hầu hết mọi người thường đưa ra những đánh giá nhanh về người khác và muốn chia sẻ chúng với những người xung quanh. Thế nhưng một người lịch sự lại giữ những suy nghĩ đó cho riêng mình. Họ sẽ cố gắng hiểu quan điểm của người khác mà không đưa ra phán xét một cách vô căn cứ.
7. Lắng nghe nhiều hơn
Không có gì kém lịch sự hơn một cuộc trò chuyện bị biến thành một cuộc độc thoại. Một phần quan trọng của lịch sự chính là lắng nghe người khác. Tuy nhiên, không chỉ đơn giản là im lặng lắng nghe, những người lịch sự sẽ sử dụng các kỹ thuật lắng nghe và đáp lại tích cực để cho thấy họ đang chú ý và quan tâm đến những gì người kia đang chia sẻ.
8. Không vui mừng trước những sai lầm của người khác
Schadenfreude là cảm giác kỳ dị khi tìm thấy niềm vui trong sự bất hạnh của người khác và đôi khi cảm thấy như vậy là điều tự nhiên. Tuy nhiên, một người lịch sự sẽ cố gắng hết sức để không thể hiện điều đó. Những người lịch sự hiểu rằng không ai là hoàn hảo và sẽ có thái độ phù hợp khi chứng kiến người khác phạm sai lầm.